Cách nhận biết thịt bị hư

2
(1)

Khi thịt bị hư hỏng sẽ mang rất  nhiều mầm bệnh và vi khuẩn đối với sức khỏe người sử dụng, vậy làm thế nào để nhận biết thịt bị hư hỏng? Cách sử lý thịt như thế nào khi thịt bị hư? Cùng máy xay giò chả Sài Gòn đọc bài viết này nhé.

thịt bị hư

Thịt bị ôi

 

– Thịt bị ôi do bảo quản không đúng cách sau 24 giờ khi con vật bị giết thịt.

– Thịt bị ôi thường xảy ra khi các khối thịt còn bốc hơi(nhất là loại thịt béo) và thường bị xếp chặt vào chỗ ẩm, không thoáng gió, làm ảnh hưởng tới các men trong thịt và xúc tiến quá trình phân hủy rất nhanh.

– Quá trình này xảy ra không có sự tham gia của vi khuẩn nhưng kèm theo sự tạo thành H2S và nhiều chất bay hơi khác, màu thịt bị biến đổi và thịt trở nên nháo.

=> Cách sử lý :Ở giai đoạn đầu, nên cắt thịt thành các miếng nhỏ mỏng rồi để thoáng gió. Sau khi bay hết mùi có thể sử dụng được , nếu không hết mùi thì tuyệt đối không nên sử dụng.

 

Thịt bị chua

 

– Giai đoạn này do vi khuẩn gây ra và tạo thành các axit acid, thường xảy ra ở gan động vật vì gan giàu glucogen. Khi bị thịt lên men chua, thịt có màu xám trắng, mềm nhẽo, mùi chua khó chịu, độ pH từ 5,4 – 5,6. Quá trình thịt chua thường gắn liền với quá trình thối rửa.

=> Khi thịt bị lên men chua, các loại nấm mốc và men phát triển nhanh chóng , chúng chuyển môi trường sang kiềm và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây thối phát triển, vì vậy tuyệt đối không nên sử dụng.

 

Thịt bị thối

 

 – Hiện tượng này thường xảy ra do tác dụng của vi khuẩn hiếm khí và kỵ khí gây thối, làm biến đổi protein ở thịt. Nhiều loại vi khuẩn phân giải protein mạnh có thể phát triển ở 0 đô C và cả ở nhiệt độ thấp hơn.

=>Sản phẩm cuối cùng của quá trình thối được tạo thành từ các acid amin. Khi thịt đã bị thối tuyệt đối không được sử dụng và tiêu hủy ngay.

 

Thịt bị mốc

 

– Nhiễm vi khuẩn mốc cũng làm thịt hư. Môi trường có độ ẩm cao và không thoáng gió tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

– Các loại khuẩn mốc có trong thịt : pennicilium, mucor, aspergillus và một số loại khác tạo thành các khuẩn màu trắng, xanh sẫm, xanh xám hay đen trên bề mặt thịt. Phần lớn các khuẩn nấm phát triển ở nhiệt độ 200C đến 250C, nhưng một số loại có thể phát triển ở 0 độ C, ngay cả khi bảo quản thịt trong tủ lạnh (từ 70 độ C – 90 độ C).

– Các loại mốc thường phát triển cùng với vi khuẩn gây thối vì chúng chuyển sang môi trường kiềm thuận lợi cho sự phát triển các loại vi khuẩn.

=> Khi thịt bị mốc ít trên bề mặt, nên xử lý bằng dung dịch muối 20% hay dung dịch acid acetic 3% rồi cắt bỏ lớp bề mặt trên của thịt. Nếu thịt bị mốc nhiều thì phải hủy bỏ đi, tuyệt đối không sử dụng.

 

Lời khuyên & Cảnh báo

 

Ngoài các trường hợp thịt bị hư nêu trên, chúng ta còn gặp một số loại khác không liên quan tới quá trình thối. Đó là hiện tượng thịt có màu đỏ do các vi khuẩn tạo sắc tố, có màu xanh do nhiễm khuẩn B.cyanogenes.

Tất cả các loại thịt bị hư ở dạng này chỉ phát triển trên bề mặt thịt, cần xử lý triệt để mới có thể sử dụng (cắt bỏ lớp phần trên bề mặt thịt). Khi thịt hỏng có kèm theo quá trình thối rữa thì tuyệt đối không được sử dụng và phải đêm đi tiêu hủy để làm bảo vệ sinh môi trường.

 

ĐÁNH GIÁ VỀ BÀI VIẾT

CLICK ĐỂ ĐÁNH GIÁ

Average rating 2 / 5. Vote count: 1

CHƯA CÓ LƯỢT ĐÁNH GIÁ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *